So sánh đồng hồ cơ và đồng hồ pin

Tìm hiểu về đồng hồ cơ và pin ( Quartz )

Đồng hồ là phụ kiện không chỉ để xem giờ mà còn thể hiện phong cách và gu thẩm mỹ của người đeo. Trên thị trường hiện nay, hai dòng đồng hồ phổ biến nhất là đồng hồ cơ và đồng hồ pin (quartz). Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại đồng hồ này thông qua các tiêu chí quan trọng.


I. Định Nghĩa:

1 Đồng hồ cơ:

Đồng hồ cơ là một loại đồng hồ không sử dụng pin hoặc bất kỳ nguồn năng lượng điện tử nào khác để hoạt động. Thay vào đó, nó hoạt động nhờ vào cơ cấu cơ học bên trong, sử dụng một tập hợp các bánh răng, bộ kích hoạt và trục xoay để điều chỉnh và đo thời gian. Thường thấy trong các đồng hồ cổ điển và một số mẫu hiện đại với thiết kế truyền thống, nhất là đồng hồ Thụy Sỹ, đồng hồ cơ thường được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ và sự tinh tế của công nghệ cơ học.

2 Đồng hồ pin:

Đồng hồ pin hay còn được biết đến là những chiếc đồng hồ  Quartz, sử dụng bộ dao động điện tử được kiểm soát bởi một miếng tinh thể thạch anh vô cùng mỏng. Thạch anh rung động rất nhanh để đáp lại một điện tích và cũng chính những rung động này cho phép đồng hồ lưu trữ thời gian. Bởi vì độ rung của thạch anh gần như không đổi nên đồng hồ chạy rất  chính xác  với sai số rất thấp. Thời gian đồng hồ phải thay pin lên tới vài năm tùy vào từng hãng sản xuất.

II Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

1. Đồng hồ cơ:

1.1 Nguyên lý hoạt động:

Đồng hồ cơ hoạt động như thế nào?

Chuyển động cổ tay làm quay bánh đà, cuộn dây cót thông qua các bánh răng. Cũng có thể lên dây bằng núm vặn. Dây cót làm từ dây kim loại to bản nhưng mỏng, có tính đàn hồi tốt, cuộn lại để tạo năng lượng. Khi dây cót bung ra, lực này kéo các bánh răng chuyển động.

      Các bánh răng quay và truyền động cho nhau, được kiểm soát bởi bộ thoát (hồi) để ngăn chúng chạy hỗn loạn. Bộ thoát này khóa và mở các bánh răng theo nhịp. Trục của các bánh răng được nối với kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây), giúp biết được thời gian khi đặt lên mặt đồng hồ.

So sánh đồng hồ cơ và đồng hồ pin

1.2 Cấu tạo

Cấu tạo đồng hồ cơ rất phức tạp, tạo thành một khối thống nhất, truyền động năng cho nhau. Mục đích cuối cùng là để tạo nên sự chuyển động của các kim trên mặt số.

Đồng hồ cơ cơ bản được tạo nên từ 11 bộ phận sau:

  • Núm chỉnh giờ:  Núm chỉnh giờ không chỉ điều chỉnh thời gian mà còn lên dây cho đồng hồ. Việc vặn núm này đơn giản, chỉ cần xoay theo chiều thuận hoặc ngược kim đồng hồ để tạo năng lượng.
  • Bánh lắc:  Bánh lắc vận hành dựa vào cơ cấu hồi, tạo năng lượng cho đồng hồ từ chuyển động của bánh răng.
  • Chân kính (Jewel):  Chân kính được làm từ các loại đá quý như kim cương, ruby, giảm ma sát và tăng tính thẩm mỹ.
  • Dây cót:  Là lò xo xoắn làm bằng thép, cung cấp năng lượng cho đồng hồ khi thu lại từ vị trí lên dây.
  • Bánh răng trung tâm:  Gắn với kim giờ và liên kết với bánh xe giờ và phút.
  • Bánh răng trung gian:  Bánh răng nằm trong hệ thống chuyển động.
  • Bánh răng thứ 4:  Kết nối với kim giây.
  • Bánh răng hồi:  Cuối cùng trong hệ thống, giải phóng năng lượng từ hộp cót.
  • Rotor:  Bộ phận tự động xoay khi cổ tay di chuyển, cuộn lại dây cót.
  • Dây tóc:  Lò xo cân bằng để điều khiển tốc độ của đồng hồ.
  • Pallet:  Đòn bẩy để tạo ra chuyển động của bánh xe cân bằng, được điều khiển bởi dây tóc.

2. Đồng hồ pin ( Quartz ):

2.1 Nguyên lý hoạt động:

Thay vì sử dụng lò xo và bánh xe cân bằng, đồng hồ Quartz sử dụng một tinh thể thạch anh siêu nhỏ được cắt theo hình chiếc âm thoa. Nhờ đặc tính áp điện, khi có dòng điện truyền qua, tinh thể thạch anh sẽ rung động với tần số cực kỳ chính xác, thường là 32.768 lần mỗi giây.

Cơ chế hoạt động cơ bản của đồng hồ Quartz có thể hiểu đơn giản với các bước:

  • Cung cấp năng lượng: Động cơ của đồng hồ Quartz được cung cấp năng lượng từ pin.
  • Tạo ra dao động: Tinh thể thạch anh trên đồng hồ Quartz sẽ tạo ra dao động với tần số chính xác.
  • Đếm số lần dao động: Mạch điện tử đếm số lần dao động mỗi giây và chuyển đổi thành các xung điện.
  • Điều khiển chuyển động kim: Các xung điện được truyền đến động cơ, tạo ra lực để di chuyển bánh răng, từ đó điều khiển chuyển động kim giờ, phút, giây.
So sánh đồng hồ cơ và đồng hồ pin

2.2 Cấu tạo:

  • Pin: Pin là nơi tạo ra năng lượng vận hành cho toàn bộ hệ thống, là nguồn cung cấp điện cho vi mạch và động cơ bước hoạt động.
  • Động cơ bước: Nhận tín hiệu từ vi mạch, động cơ bước điều khiển chuyển động kim giây một cách chính xác, tạo nên nhịp đập đều đặn cho đồng hồ.
  • Vi mạch (Chip): Được ví như “bộ não” thông minh, vi mạch điều khiển mọi hoạt động của đồng hồ, từ xử lý tín hiệu từ tinh thể thạch anh, điều khiển động cơ bước, hiển thị thời gian trên mặt đồng hồ cho đến việc điều chỉnh các chức năng khác.
  • Bảng mạch kết nối: Giống như hệ thống thần kinh, bảng mạch kết nối các bộ phận điện tử trong đồng hồ, đảm bảo truyền tải tín hiệu thông suốt và chính xác.
  • Tinh thể thạch anh: Đây là “trái tim” của đồng hồ Quartz. Khi được kích thích bởi điện áp, tinh thể thạch anh dao động với tần số cực kỳ ổn định (khoảng 32.768 Hz), tạo ra nguồn tín hiệu chính xác để điều khiển vi mạch.
  • Núm điều chỉnh thiết lập thời gian: Núm vặn bên hông đồng hồ cho phép người dùng điều chỉnh thời gian, cài đặt lịch, báo thức và các chức năng khác
  • Bánh răng điều chỉnh tốc độ : Hệ thống bánh răng tinh vi giúp điều chỉnh tốc độ dao động của kim giây, đảm bảo độ chính xác cao cho đồng hồ.
  •   Trục trung tâm : Giống như cột trụ vững chãi, trục trung tâm gắn kết các kim đồng hồ và truyền tải chuyển động từ bộ máy đến mặt đồng hồ.

III. Cấu trúc

3.  So sánh đồng hồ cơ và đồng hồ pin về cấu trúc:

3.1 Thiết kế:

Xét về thiết kế, mỗi loại  đồng hồ đều có những thiết kế đặc thù và nét riêng để có thể đáp ứng sự phù hợp với từng phong cách khác nhau. Nhìn chung, những chiếc đồng hồ pin thường có  bộ máy đơn giản nên thường có thiết kế nhỏ gọn hơn, phù hợp cho những người có vóc dáng trung bình nhỏ, ưa thích sự đơn giản và nhẹ nhàng.  Trong khi đó, các mẫu đồng hồ cơ bộ có máy rất phức tạp và đa phần đều khá cồng kềnh, dày hơn đồng hồ pin và thường có xu hướng khoe toàn bộ các chi tiết máy bên trong, tạo dựng được phong cách riêng của người đeo đồng hồ.

So sánh đồng hồ cơ và đồng hồ pin

3.2 Độ chính xác

Về lý thuyết, đồng hồ pin được đánh giá cao hơn đồng hồ cơ về độ chính xác. Một chiếc đồng hồ Quartz thông thường có độ sai số dao động khoảng  +/- 0.5 giây/ngày,  thậm chí chúng còn có sai số thấp hơn cả những chiếc đồng hồ cơ đắt tiền nhất, được chế tác chuyên nghiệp nhất. Trong khi đó, độ sai số của đồng hồ cơ là từ -10 đến +20 giây/ngày.

So sánh đồng hồ cơ và đồng hồ pin

3.3 Nguồn năng lượng

Năng lượng được truyền vào đồng hồ cơ bằng cách vặn dây cót hoặc sinh ra từ bộ phận  roto  (quả lăng) trên đồng hồ tự động. Dựa trên nguyên tắc về trọng lực của Trái Đất, khi bạn chuyển động cổ tay thì rotor bên trong bộ máy đồng hồ sẽ chuyển động quanh trục cố định. Sau đó, trục cố định sẽ truyền năng lượng cho lò xo và dây cót sẽ được lên giống như khi bạn vặn dây cót bằng tay.

 Còn với đồng hồ pin, năng lượng của nó phụ thuộc vào hoạt động của tinh thể thạch anh. Tinh thể dao động khi được đặt trong một  điện trường , nhờ đó cung cấp năng lượng cho đồng hồ.

3.4 Khả năng chống nước và chống sốc
Đồng hồ pin có khả năng chống nước và chống sốc cao hơn đồng hồ cơ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì đồng hồ pin phải thay lại pin 2 - 3 lần và việc thay pin có thể ảnh  hưởng đến khả năng chống nước của đồng hồ. Về khả năng chống sốc, vì đồng hồ pin có máy móc liền một khối và được bao bọc bởi một vòng nhựa chắc chắn nên sẽ có khả năng chống sốc tốt hơn đồng hồ cơ.

So sánh đồng hồ cơ và đồng hồ pin

3.5 Khả năng sửa chữa khi hư hỏng

Khi những chiếc đồng hồ pin bị hư hỏng thì sẽ khó sửa chữa và tốn kém hơn so với đồng hồ cơ vì thông thường khi chiếc đồng hồ pin bị hư thì phải thay  IC  hoặc thay pin đồng hồ, rất tốn kém.

3.6 Sự chuyển động của kim giây

Khi nhìn vào 2 chiếc đồng hồ cơ và đồng hồ pin thì bạn có thể dễ dàng thấy sự khác nhau về chuyển động của kim dây. Những chiếc kim giây của đồng hồ pin sẽ chuyển động giật giật theo từng giây, từng nhịp và không dứt khoát. Trong khi đó, kim giây của đồng hồ cơ sẽ chạy rất mượt, trôi êm và đẹp mắt, không bị ngắt quãng như kim giây của đồng hồ pin.

3.7 Hoạt động khi không đeo

Thông thường, với đồng hồ cơ thì bạn phải đeo trên cổ tay ít nhất 8 tiếng/ngày hoặc phải lên dây cót thủ công thì mới đảm bảo được khả năng hoạt động của nó. Còn chiếc đồng hồ pin thì nó hoạt động liên tục, và chỉ dừng lại khi nào nó hết pin, cần thay pin mới.

Sự khác nhau khi không đeo giữa đồng hồ cơ và đồng hồ pin

3.8 Giá thành

Những chiếc đồng hồ pin thường có giá thành thấp hơn so với những chiếc đồng hồ cơ vì những chiếc đồng chạy bằng pin có ít bộ phận chuyển động bên trong bộ máy. Còn đồng hồ máy cơ được thiết kế với nhiều chi tiết tỉ mỉ, chất liệu đắt giá, có độ bền cao hơn nên giá thành của nó cũng cao hơn so với đồng hồ pin.

Đồng hồ pin thường có giá thành thấp hơn so với đồng hồ cơ

I V. Nên mua đồng hồ cơ hay đồng hồ pin?

Việc nên mua đồng hồ cơ hay đồng hồ pin phụ thuộc chủ yếu vào sở thích cá nhân, ngân sách và những giá trị bạn tìm kiếm ở một chiếc đồng hồ. Bạn nên mua đồng hồ cơ nếu bạn là người đam mê sự tinh xảo của kỹ thuật chế tác truyền thống, yêu thích vẻ đẹp của bộ máy cơ khí phức tạp hoạt động không cần năng lượng điện tử và đánh giá cao sự "sống" của thời gian qua chuyển động mượt mà của kim giây

Ngược lại, bạn nên mua đồng hồ pin (quartz) nếu bạn ưu tiên sự chính xác gần như tuyệt đối, tính tiện dụng cao, độ bền bỉ trước các tác động hàng ngày như va đập nhẹ, ít bận tâm đến việc bảo dưỡng định kỳ phức tạp và có ngân sách eo hẹp hơn; lý do là bởi đồng hồ pin hoạt động dựa trên năng lượng từ pin và dao động của tinh thể thạch anh, mang lại độ chính xác vượt trội, dễ sử dụng, chi phí sở hữu và bảo trì thấp hơn đáng kể so với đồng hồ cơ

Hãy lựa chọn cho mình một chiếc đồng hồ ưa thích tại SG WATCH nhé.

TƯ VẤN KHÁCH HÀNG


Tel: 0942951951

Hotline: 0933035666

Email: sgwatchvn123@gmail.com